Nỗi đau quá lớn khiến cha mẹ bé suy sụp. Tuy nhiên, cha mẹ bé quyết định hiến giác mạc của con cho người cần và được toàn thể gia đình đồng ý. Và giác mạc của bé trai 4 tuổi sẽ được ghép cho 2 người mắc bệnh về giác mạc.
Một người đàn ông 42 tuổi mắc bệnh loạn dưỡng giác di truyền. Một cụ bà 73 tuổi bị bệnh sẹo đục giác mạc. Một ngày tháng 2 đầu năm nay, cả hai người mù bỗng nhìn thấy ánh sáng sau hai ca mổ ghép giác mạc. Giác mạc ấy là của một cô bé 8 tuổi, tên Hải An. Ngày 22/2/2018, tim Hải An ngừng đập vì bệnh U thần kinh đệm cầu não. Em chết đi trong vòng tay mẹ, chị Nguyễn Trần Thùy Dương. Chính chị Dương đã ký giấy đồng ý cho con mình hiến giác mạc, di nguyện cuối cùng của bé trước khi chết. Đọc câu chuyện của bé Hải An, lòng rộn lên niềm xúc động. Một cô bé đã mất, nhưng câu chuyện của cô lại thổi bùng lên một niềm vui sống lạ kỳ. Nhờ giác mạc của bé, hai con người xa lạ nhìn thấy cuộc đời. Và cũng nhờ giác mạc ấy, mẹ lại nhìn thấy em, qua đôi mắt của hai người xa lạ. Nửa tháng sau ngày bé mất, số người đăng ký hiến tạng tăng 100 lần. Chỉ nửa tháng mà nhiều hơn cả nửa năm đi miệt vài vận động. Trong số những chữ ký hiến tạng ấy, có cả chữ ký của mẹ bé, chị Thùy Dương. Hóa ra một cô bé có nụ cười ấm áp lại có thể tạo ra một hiệu ứng xã hội rộng lớn hơn bất kỳ một chiến dịch truyền thông nào. Hiến tạng là cho đi, nhưng cho đi là để còn mãi. Người ta gọi chị Dương là anh hùng, nhưng chị nói: “Chị không phải anh hùng, chị là mẹ em An, thế thôi. Được nhìn An trong đôi mắt của những người khác, họ cười với mình thế là quá đủ, quá hạnh phúc". Khi chị Dương mang thai bé An, các bác sĩ khuyên chị bỏ thai vì nguy hiểm cho chính chị. Nhưng chị vẫn quyết tâm sinh con. Hai mẹ con đã có 8 năm ở bên cạnh nhau, trước khi đầu bạc khóc đầu xanh một ngày tháng 2 năm nay. Trong chiếc ipad bé vẫn hay dùng, chị Dương phát hiện ra những tấm ảnh tự chụp, những video tự quay và những mẫu note: "Mẹ ơi ăn uống mỗi ngày phải ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh, hoa quả ăn nhiều không sợ, đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp, không vội" "Mẹ ơi, mẹ đừng dùng thuốc ngủ nhé" "Mẹ ơi, con nhớ mẹ. Mẹ nhớ uống nước đấy nhé!" "Mẹ ơi con yêu mẹ, đừng khóc mẹ nhé!" "Mẹ ơi con yêu mẹ! Mẹ nhớ cho Bun ăn nhé". Đấy là tiếng gọi của bé An dành cho mẹ từ thiên đường chứ còn gì nữa. Đọc bài viết trên Kenh14, không thể không nhớ đến bộ phim đầy xúc động “Pay it forward” (Đáp đền tiếp nối). Phim kể về một cậu bé Trevor McKinney (Haley Joel Osment). Ở lớp, thầy giáo của Trevor ra bài tâp về nhà: "Hãy đưa ra một ý kiến để làm thay đổi những điều mà các em chưa bằng lòng". Hôm sau. trong khi các bạn bè của mình nêu những ý kiến hết sức vô tư, ngây ngô (ví dụ: "Hãy kêu toàn bộ người Trung Quốc nhảy lên, trái đất sẽ không còn phải quay theo trục nghiêng nữa"), thì cậu bé Trevor McKinney (Haley Joel Osment) lại đưa ra một ý tưởng nghiêm túc và độc đáo: "Em sẽ giúp đỡ 3 người nào đó, nhưng là những việc thật lớn đến nỗi họ không thể tự mình làm được. Họ không cần trả lại cho em gì cả. Nhưng từng người họ sẽ giúp 3 người khác nữa. Vậy là 3 thành 9. Và cứ thế 27, 81…” Nói là làm, ba người đầu tiên mà cậu bé giúp không ai khác hơn chính là những người gần nhất với cậu: người mẹ làm gái điếm, người thầy giáo có gương mặt sẹo và anh chàng nghiện ma túy mà cậu quen biết. Cậu kéo họ ra khỏi vấn đề muôn thuở của họ, trả lại cho họ niềm vui sống bằng những hành động quan tâm rất bình thường. Bình thường nhưng đôi khi đã bị con người bỏ quên trong thế giới bộn bề những lo toan và hoài nghi. Bộ phim truyền đi một thông điệp cao đẹp, nhưng không hề xa vời mà lại rất thực tế. "Pay it forward", tức là khi bạn nhận một ân huệ, đừng tìm cách trả ơn mà hãy đáp đền tiếp nối. Câu chuyện của bé An chính là một kiểu “Đáp đền tiếp nối” ấy. Vì bây giờ người ta đâu thể trả ơn em được nữa. Có chăng, hai người nhận giác mạc của em cũng đăng ký hiến tạng, để lại giúp đỡ cho những người khác. Chuyện của mẹ con bé An là một trong số 21 đề cử của năm nay cho WeChoice, về những nhân vật truyền cảm hứng cho cộng đồng. Ngoài mẹ con bé An, ta còn bắt gặp câu chuyện về thầy giáo Đặng Văn Cương, đã làm mọi cách để cho cậu bé "tí hon nhất Việt Nam" Đinh Văn K'rể được đến trường. Thầy cõng bé, thay đồ, cho bé ăn, mang bé đến lớp, xem như con mình. Giữa những thông tin về việc giáo viên đánh học sinh, ép học sinh uống nước lau bảng và ghê tởm hơn nữa là ấu dâm, thầy Cương thực sự là một câu chuyện ấm áp. Hay đó là câu chuyện của H'Hen Niê, quyết thoát ra khỏi cuộc sống yên bình của một người dân tộc. Rời bỏ buôn làng, cô không chỉ bước lên thành phố mà còn bước ra thế giới để rồi trở thành niềm tự hào của cả Việt Nam trong cuộc thi hoa hậu hoàn vũ. Đó cũng là câu chuyện của Park Hang-seo, người đã thổi bùng lên niềm tự hào đã quên lãng của bóng đá Việt Nam. Hay câu chuyện của bé Thành Đạt nhặt ve chai, đã đến xếp giày cho những người bạn xa lạ đi dã ngoại… Họ, dù nổi tiếng hay không, vẫn có sức lan tỏa lớn nhờ ủ sẵn một mặt trời trong tim. Rồi một ngày nọ, không đến mức như Danko đã xé toang lồng ngực, nhưng họ đã mở lòng mình ra, bước tới và làm điều trái tim mách bảo... Credit: Sứ giả truyền cảm hứng Bình Bồng Bột.
Điều đặc biệt ý nghĩa là gia đình của người hiến còn hỗ trợ thêm một phần tiền ghép tim cho người nhận khi thấy hoàn cảnh của họ quá khó khăn.
Dẫu rằng con người mất đi rồi là hết, cát bụi lại trở về với cát bụi, nhưng những gì bé Hải An (7 tuổi) để lại cho đời, chúng ta vẫn luôn tin rằng đã đem ánh sáng cho nhiều người còn sống, đó mới là giá trị. Vĩnh biệt Hải An - em bé thiên sứ đã cất cao đôi cánh bay về với trời!