“Ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà tôi ở đó…”, những con ngõ nhỏ, tối, sâu hun hút từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc đối với người dân sinh sống ở phố cổ tại Thủ đô.
Cứ từ 7 - 9 giờ hàng ngày, các tuyến đường trong khu phố cổ Hà Nội lại bị hàng trăm xe hợp đồng các loại từ 16 - 45 chỗ chen lấn, chèn ép, ngang nhiên dừng đỗ, đón trả khách du lịch chạy tour, quần thảo từ phố này sang phố khác, thậm chí bắt khách ngày tại các ngã ba, ngã tư, khiến giao thông tắc nghẽn, gây mất an ninh trật tự. Dư luận đang đặt ra câu hỏi, các loại xe hợp đồng của cả Thủ đô và ngoại tỉnh đang được hưởng đặc quyền này?
Trên một số tuyến phố ở Hà Nội, xuất hiện nút bấm dành cho người đi bộ. Vậy chúng hoạt động như thế nào?
Ngày cuối cùng của năm Nhâm Dần 2022, cả rừng người và phương tiện đổ dồn về trục đường phố cổ, kéo dài từ phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, đến Đồng Xuân, Hàng Giấy (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) mua sắm quần áo, đào quất, đồ thờ cúng... cho gia đình và mâm cỗ tất niên. Do các hộ tiểu thương kinh doanh đủ loại mặt hàng "thượng vàng hạ cám" đều bày bán tràn lan ra vỉa hè, lòng đường, cộng với rác thải bừa bãi, khiến giao thông ken đặc, chen chúc, ngột ngạt.
Tối 20/1 (tức ngày 29 Tết Âm lịch), hàng loạt các bảng hiệu “Giảm giá đặc biệt cuối năm”, “Xả hàng”, “Sale off 50%”, “Sale off 70%”... tràn ngập trên phố Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thu hút rất đông người dân Thủ đô kéo về mua sắm.
Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang đến gần, các quận, huyện của Hà Nội đang tập trung chỉnh trang đô thị, quét dọn, thu gom rác thải, trang trí các tuyến đường, đem lại diện mạo sáng - xanh - sạch - đẹp đón mừng Xuân mới.
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tái hiện nghi lễ dựng cây nêu nhằm gợi lại không khí Tết cổ truyền cho người dân Thủ đô.